10 dấu ấn nổi bật trong lĩnh vực bảo mật và an ninh, an toàn thông tin tại Việt Nam năm 2023

Năm 2023 đã khép lại với nhiều kết quả nổi bật trong lĩnh vực bảo mật và an toàn, an ninh mạng. Kính mời Quý độc giả cùng điểm lại 10 dấu ấn nội bật về an toàn, an ninh mạng Việt Nam trong năm qua, dựa trên bình chọn, đánh giá của Tạp chí An toàn thông tin.

1. Chính phủ ban hành Nghị định số 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân

Nghị định số 13/2023/NĐ-CP ngày 17/4/2023 của Chính phủ về bảo vệ dữ liệu cá nhân chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2023, nhằm bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam một cách hiệu quả, giảm thiểu tối đa những nguy cơ và hệ quả của các hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân. Cụ thể, Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân và trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và được áp dụng với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động tại nước ngoài; cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân tại Việt Nam.

2. Chính phủ phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia

Ngày 30/10/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 175/NQ-CP phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia. Theo đó, Trung tâm dữ liệu quốc gia do Chính phủ xây dựng, quản lý, khai thác và vận hành; tích hợp, đồng bộ, lưu trữ, chia sẻ, phân tích, khai thác, điều phối dữ liệu của các cơ quan nhà nước nhằm hình thành kho dữ liệu về con người và kho dữ liệu tổng hợp từ các cơ sở dữ liệu quốc gia. Dữ liệu tại Trung tâm Dữ liệu quốc gia là nền tảng cốt lõi cung cấp các dịch vụ liên quan đến dữ liệu, hỗ trợ hoạch định chính sách, kiến tạo phát triển, xây dựng Chính phủ số, xã hội số và kinh tế số, bảo đảm quốc phòng an ninh, đồng thời cung cấp hạ tầng công nghệ thông tin cho các tổ chức chính trị – xã hội, hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và các cơ quan có nhu cầu sử dụng để khai thác, vận hành, nâng cao hiệu quả, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin (ATTT).

3. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Hiệp hội An ninh mạng quốc gia

Hiệp hội An ninh mạng quốc gia là tổ chức xã hội, nghề nghiệp của công dân và tổ chức Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực an ninh mạng hướng tới mục tiêu bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia, nâng cao tiềm lực quốc gia trên không gian mạng, hình thành hệ sinh thái an ninh, ATTT mạng mang bản sắc Việt Nam.

Ngày 08/9 tại Hà Nội, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Hiệp hội An ninh mạng quốc gia nhiệm kỳ I (2023 – 2028) đã diễn ra thành công tốt đẹp. Đại hội đã công bố Quyết định thành lập Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, thông qua chương trình, phương hướng hoạt động, điều lệ và đề án tổ chức nhân sự của Hiệp hội trong nhiệm kỳ I. Đồng thời bầu ra Ban Chấp hành gồm 28 đồng chí.

Ban Chấp hành Hiệp hội An ninh mạng quốc gia nhiệm kỳ I đã tổ chức Phiên họp lần thứ nhất tại Hà Nội vào ngày 14/12. Tại Phiên họp, các đại biểu đã biểu quyết kiện toàn bộ máy tổ chức nhân sự Ban Chấp hành Hiệp hội và đã thông qua 07 văn bản pháp lý quan trọng, là cơ sở cho hoạt động của Hiệp hội trong thời gian tới.

4. Ban Cơ yếu Chính phủ bảo đảm an toàn thông tin cho các cơ quan Đảng, Chính phủ và đẩy mạnh công tác cơ yếu, bảo mật và an toàn thông tin trên toàn quốc

Một số hoạt động điển hình trong năm 2023:

– Ban Cơ yếu Chính phủ đã thực hiện đảm bảo ATTT cho 36 hệ thống công nghệ thông tin trọng yếu, hệ thống Chính phủ điện tử của các cơ quan Đảng, Chính phủ, kịp thời phát hiện hơn 48 nghìn nguy cơ liên quan đến các loại hình tấn công mạng.

– Thực hiện ký kết hợp tác với Bộ Ngoại giao (16/3/2023), Văn phòng Quốc hội (17/11/2023) và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (22/11/2023) nhằm hỗ trợ thúc đẩy và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ATTT phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Đảng và Chính phủ.

Thiếu tướng Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ (bên phải) và đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội (bên trái) trao Quy chế phối hợp giữa hai cơ quan

– Đặc biệt, trong năm 2023, Ban Cơ yếu Chính phủ đã tổ chức các đoàn công tác gồm Lãnh đạo Ban cùng đại diện Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Ban đến thăm và làm việc với 02 bộ ngành Trung ương và 28 Tỉnh ủy, Thành ủy nhằm tăng cường sự phối hợp và đẩy mạnh việc triển khai các nhiệm vụ về lĩnh vực cơ yếu, bảo mật và ATTT trên toàn quốc.

5. Việt Nam tham gia Liên minh Xác thực trực tuyến thế giới – FIDO

Tại Hội nghị FIDO châu Á – Thái Bình Dương (Fido Apac Summit 2023) tổ chức tại Nha Trang ngày 28-30/8/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT