3 cách nhận biết website bị đưa vào Google Blacklist

Khi bị đưa vào Google Blacklist, website sẽ bị giảm lượng truy cập và mất uy tín trong mắt khách hàng. Vậy, làm thế nào để nhận biết tình trạng này? Doanh nghiệp nên xử lý ra sao khi gặp sự cố? Bài viết sau đây sẽ giúp doanh nghiệp giải đáp câu hỏi này. 

1. Google Blacklist là gì?

Google Blacklist bao gồm danh sách các website bị Google coi là spam và không an toàn cho người dùng. Khi một website nằm trong Google Blacklist, công cụ tìm kiếm Google sẽ loại bỏ chỉ mục (index) đến website đó. Hậu quả là, website đó sẽ mất hơn 95% lượt truy cập tự nhiên đến từ công cụ tìm kiếm.

Cảnh báo website nhiễm mã độc từ Google

Theo chuyên gia an ninh mạng SecurityBox, mã độc là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Ngoài ra, còn có một số lý do khác như: liên tục gửi mail đến các địa chỉ ảo, thu thập thông tin người dùng trái phép, đăng tải nội dung không đạt chuẩn cộng đồng…

2. 3 cách nhận biết website bị đưa vào Google Blacklist

Google không gửi thông báo cho quản trị viên trong trường hợp website bị đưa vào Google Blacklist. Vì vậy, nếu đang nghi ngờ website của mình nằm trong Google Blacklist, hãy xác thực bằng một trong những cách dưới đây.

2.1. Sử dụng Google 

Để kiểm tra website có bị đưa vào Google Blacklist hay không, doanh nghiệp chỉ cần vào Google gõ: “site:tênmiền.com”. Nếu Google đã index website nhưng không trả về bất cứ kết quả nào thì khả năng cao website đã bị Google xóa chỉ mục. 

2.2. Sử dụng các công cụ khác

Ngoài Google, doanh nghiệp có thể sử dụng Google Webmaster Tools để theo dõi các thông tin liên quan đến tên miền của website. Bên cạnh đó, công cụ Google Transparency Report sẽ giúp doanh nghiệp kiểm tra xem website có nằm trong Blacklist bị khiếu nại về bản quyền hay không. 

2.3. Sử dụng 7 dấu hiệu nhận biết website bị đưa vào Google Blacklist 

  • Website tự động chuyển hướng đến các website lừa đảo, giả mạo hoặc các website không liên quan khác.
  • Website bị gắn cờ là lừa đảo, giả mạo. 
  • Google gửi cảnh báo website có nguy cơ bị tấn công.
  • Đơn vị cung cấp hosting tạm ngưng hoạt động website của doanh nghiệp hoặc gửi thông báo website bị nhiễm mã độc.
  • Website xuất hiện các đường link lạ dẫn đến các website giả mạo.
  • Website chặn người dùng không có lý do. 
  • Website xuất hiện tài khoản quản trị viên/ người dùng mới mà không phải do doanh nghiệp tạo ra. 
Website danhgia.tayho.gov.vn bị chèn link game bài

3. 3 bước xử lý khi website bị đưa vào Google Blacklist

Website bị đưa vào Google Blacklist là điều không doanh nghiệp nào mong muốn. Nếu không may rơi vào trường hợp này, hãy thực hiện theo hướng dẫn dưới đây. 

3.1. Bước 1: Kiểm tra cảnh báo mà Google đưa ra 

Bước này sẽ giúp doanh nghiệp biết được vấn đề khiến website bị đưa vào Google Blacklist. Có thể là do website dính mã độc hay chứa link dẫn đến các website giả mạo. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra biện pháp xử lý sự cố kịp thời. 

3.2. Bước 2: Loại bỏ mã độc

Doanh nghiệp có thể sử dụng các phần mềm diệt virus hoặc các phần mềm chuyên dụng để loại bỏ mã độc. Sau khi khôi phục websie trở về trạng thái bình thường, việc duy trì website luôn an toàn là vô cùng quan trọng. Lý do là vì tin tặc có thể quay lại tấn công website bất cứ lúc nào. 

website-bi-dua-vao-google-blacklist-2-1
Doanh nghiệp cần loại bỏ mã độc để đưa website trở về trạng thái bình thường

Để làm được điều này, doanh nghiệp cần một giải pháp hỗ trợ rà quét và phát hiện các mối đe dọa bảo mật. Dịch vụ đánh giá an ninh website của SecurityBox có thể đáp ứng được điều này. Với sự tham gia của các chuyên gia an ninh mạng giàu kinh nghiệm, SecurityBox sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra các lỗ hổng đang tồn tại trên website. Sau đó, SecurityBox đánh giá mức độ nghiêm trọng của từng lỗ hổng, đưa ra thứ tự xử lý và phương án khắc phục phù hợp. Với dịch vụ của SecurityBox, doanh nghiệp sẽ loại bỏ triệt để các mối đe dọa từ lỗ hổng trên website của mình. 

3.3. Bước 3: Gửi thông báo cho Google 

Sau khi đã xử lý lỗi, doanh nghiệp cần gửi thông báo cho Google để Google xóa website khỏi Blacklist. Doanh nghiệp có thể gửi thư cho Google bằng cách truy cập Report Incorrect Forgery Alert hoặc sử dụng Google Webmaster Tools. Tại mục overview, chọn Request a review để gửi thông báo đến Google. Nếu nhận thấy website đã an toàn, Google sẽ xóa website khỏi Blacklist. Thời gian Google phản hồi từ 1-2 ngày.

Để tránh sự cố website bị đưa vào Blacklist, doanh nghiệp nên thiết lập hàng rào bảo mật vững chắc cho website. Tham khảo 11 bước bảo mật website tại đây. 

Nếu cần tư vấn bảo vệ an ninh website, hãy đăng ký để được hỗ trợ miễn phí.