59% doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam gặp sự cố mạng trong năm 2021

Nghiên cứu của Cisco cho thấy, trong năm 2021, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tại Việt Nam phải hứng chịu nhiều sự cố mạng và thiệt hại nhiều hơn so với các năm trước. 

1. Mức độ thiệt hại do các sự cố mạng gây ra cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam 

Vừa qua, Cisco đã thực hiện khảo sát về chủ đề chuẩn bị phòng thủ số với hơn 3.700 lãnh đạo doanh nghiệp và quản lý CNTT tại 14 thị trường ở châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có 152 thành viên tại Việt Nam. Kết quả chỉ ra rằng, tin tặc đã cố gắng tấn công vào hệ thống mạng của các doanh nghiệp này bằng mọi cách. Phổ biến nhất là hình thức tấn công bằng mã độc và hình thức tấn công lừa đảo. 

Thiệt hại về thông tin và dữ liệu

Tại Việt Nam, 59% SMEs gặp sự cố mạng trong vòng một năm qua. Hậu quả là 86% SMEs trong số đó bị tin tặc đánh cắp thông tin của khách hàng. Không những thế, SMEs còn phải chịu nhiều tổn thất khác như mất dữ liệu nhân viên (67%), thông tin tài chính (58%), sở hữu trí tuệ (56%), thông tin kinh doanh nhạy cảm (51%), email nội bộ (61%). Bên cạnh đó, 61% SMEs thừa nhận sự cố mạng đã ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng của họ.

59% SMEs tại Việt Nam gặp sự cố mạng trong một năm qua. Nguồn: Cisco

Thiệt hại về tài chính 

Thiệt hại tài chính là hậu quả tất yếu mà doanh nghiệp phải chịu khi găp sự cố mạng. 30% SMEs từng bị tấn công thừa nhận họ tổn thất từ 500.000 USD trở lên, trong đó 4% tổn thất khoảng một triệu USD hoặc hơn. Đó là lý do 71% doanh nghiệp cảm thấy lo lắng hơn về tình hình an ninh mạng so với năm ngoái.

SMEs cũng chia sẻ, gián đoạn hoạt động do sự cố mạng có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng. 9% cho biết thời gian ngưng hoạt động dưới một giờ cũng ảnh hưởng lớn đến doanh thu. Thậm chí, 16% nói rằng thời gian ngưng hoạt động hơn một ngày có thể đẩy doanh nghiệp vào con đường phá sản. 

2. Nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị tấn công

39% SMEs tại Việt Nam từng bị tấn công cho biết, các giải pháp an ninh mạng không đủ mạnh để phát hiện hoặc ngăn chặn cuộc tấn công là nguyên nhân hàng đầu gây ra những sự cố này. Trong khi đó, 32% nói rằng việc không có các giải pháp an ninh mạng là nguyên nhân chính.

Phòng tránh các sự cố mạng đã khó, phát hiện sớm khi gặp sự cố lại càng khó hơn. Chỉ có 8% số người được hỏi ở Việt Nam có thể phát hiện ra sự cố mạng trong vòng một giờ. Tuy nhiên, số người có thể khắc phục sự cố trong vòng một giờ lại chiếm chưa đến 3%. Thực trạng này góp phần làm gia tăng mức độ thiệt hại của doanh nghiệp. Bởi như phân tích ở phần một, việc gián đoạn hoạt động quá lâu có thể khiến doanh nghiệp đóng cửa. 

3. Giải pháp nào giúp tăng cường bảo mật cho doanh nghiệp?

Trước thực trạng trên, các SMEs đã và đang đầu tư mạnh hơn vào an ninh mạng. 87% doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam đã đẩy mạnh an ninh mạng từ khi Covid19 bắt đầu. Trong đó, 39% doanh nghiệp tăng ngân sách đầu tư hơn 5%. 

Theo nghiên cứu, 87% người được hỏi tại Việt Nam đã hoàn thành việc lên kịch bản và/hoặc mô phỏng phát hiện ra những điểm yếu, lỗ hổng trong hệ thống phòng thủ mạng. Trong số những người đã xác định được lỗ hổng, 93% cho biết họ không có công nghệ để phát hiện cuộc tấn công hay mối đe dọa mạng.

Có thể thấy, hầu hết các doanh nghiệp đều đang băn khoăn tìm kiếm giải pháp an ninh mạng phù hợp. SecurityBox là giải pháp tối ưu, giúp doanh nghiệp bảo vệ vững chắc hệ thống mạng của mình. Với tính năng rà quét 24/7, SecurityBox sẽ phát hiện và cảnh báo tức thì các lỗ hổng mạng dễ bị tin tặc  khai thác. Sau đó, SecurityBox sẽ đưa ra phương án khắc phục cho từng lỗ hổng để quản trị viên có thể xử lý kịp thời. Với giải pháp SecurityBox, doanh nghiệp có thể yên tâm hoạt động vì hệ thống mạng luôn được bảo vệ an toàn.

<iframe loading="lazy" title="[SecurityBox] Giải pháp Quản trị Nguy cơ An ninh mạng toàn diện cho doanh nghiệp" width="640" height="360" src="https://www.youtube.com/embed/eAZ0X8B4NyY?start=1