Mã độc xâm nhập vào website như thế nào?

Mã độc là hiểm họa đáng gờm nhất nhắm vào website của doanh nghiệp. Một khi xâm nhập được vào website, mã độc sẽ lấy cắp dữ liệu và làm gián đoạn hoạt động của website. Để ngăn chặn mã độc, doanh nghiệp cần nắm được cách thức mã độc xâm nhập vào website. Bài viết sau của SecurityBox sẽ làm rõ điều này. 

1. Mã độc xâm nhập vào website qua plugin

Website luôn phải đối mặt với các mối đe dọa bảo mật từ các lỗ hổng trong plugin. Năm 2019, các chuyên gia an ninh mạng đã phát hiện ra một lỗ hổng nghiêm trọng trong hai plugin WordPress phổ biến là Elementor và Beaver. Lỗ hổng này cho phép tin tặc thực thi mã độc từ xa và chiếm quyền điều khiển website hoàn toàn. Tại thời điểm đó, hơn một triệu website phải chịu rủi ro bị tấn công mạng.  

Giải pháp: Doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng bất cứ plugin nào. Bên cạnh đó, hãy đảm bảo các plugin đang sử dụng đã được cập nhật phiên bản mới nhất. 

2. Mã độc xâm nhập vào website qua chính lỗ hổng trên website

Website luôn tồn tại lỗ hổng bảo mật mà doanh nghiệp không hề hay biết. Nguyên nhân có thể là do ngôn ngữ lập trình có tính bảo mật thấp hoặc lỗi từ nhân viên lập trình web… Nếu không thường xuyên đánh giá an ninh website, doanh nghiệp sẽ không biết được số lượng lỗ hổng trên website, mức độ nguy hiểm và cách thức xử lý từng lỗ hổng. Kết quả là, lỗ hổng vẫn cứ tiếp tục tồn tại ở đó. Đây chính là sơ hở để tin tặc đưa mã độc xâm nhập vào website. Thông qua lỗ hổng này, tin tặc có thể đánh cắp dữ liệu, làm gián đoạn hoạt động và phá hủy hệ thống website. 

ma-doc-xam-nhap-vao-website-1

Giải pháp: Doanh nghiệp cần một giải pháp hỗ trợ rà quét và phát hiện lỗ hổng website. Dịch vụ đánh giá an ninh website của SecurityBox là sự lựa chọn đáng cân nhắc. Với sự tham gia của các chuyên gia an ninh mạng giàu kinh nghiệm, SecurityBox sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra các lỗ hổng đang tồn tại trên website. Sau đó, SecurityBox đánh giá mức độ nghiêm trọng của từng lỗ hổng, đưa ra thứ tự xử lý và phương án khắc phục triệt để. Với dịch vụ của SecurityBox, doanh nghiệp sẽ không phải đối mặt với các mối đe dọa từ lỗ hổng trên chính website của mình. 

3. Mã độc xâm nhập vào website từ máy tính

Nếu máy tính quản trị website nhiễm mã độc thì khả năng website đó nhiễm mã độc khá cao. Bởi tốc độ lây lan của mã độc vô cùng nhanh. Việc doanh nghiệp cần làm là cách ly máy tính đó ngay lập tức. Việc này nhằm ngăn chặn mã độc lây lan vào website cũng như lây sang các máy tính khác. 

Giải pháp: Hãy thực hiện các biện pháp phòng tránh máy tính nhiễm mã độc.  Cụ thể: 

  • Tắt các dịch vụ không cần thiết.
  • Không click vào đường link lạ, không tải các tệp tin không rõ nguồn gốc.
  • Cập nhật bản vá cho hệ điều hành, ứng dụng…
  • Đào tạo nhân viên tầm cách xử lý cơ bản khi gặp sự cố.
  • Sử dụng phần mềm antivirus và tường lửa để phát hiện virus, mã độc.

Qua bài viết này, doanh nghiệp đã hiểu được các con đường để mã độc xâm nhập vào website và cách thức phòng tránh trong từng trường hợp. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại thông tin để nhận tư vấn.