Lỗ hổng bảo mật là gì? Từ A-Z về lỗ hổng bảo mật

Lỗ hổng bảo mật là một trong những lý do chính dẫn đến các cuộc tấn công mạng. Ước tính con số thiệt hại lên đến hàng tỷ đô la. Vậy, lỗ hổng bảo mật là gì? Nguyên nhân nào gây ra lỗ hổng? Giải pháp nào giúp doanh nghiệp quản lý lỗ hổng hiệu quả? Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Lỗ hổng bảo mật là gì?

Lỗ hổng bảo mật là những điểm yếu tồn tại trong hệ thống mạng. Xét về bản chất, lỗ hổng vốn dĩ không gây hại, ngoại trừ việc ảnh hưởng đến hiệu suất tiềm năng của công nghệ. Chúng chỉ gây hại khi bị khai thác bởi tin tặc. Nếu tin tặc khai thác lỗ hổng thành công, chúng có thể xâm nhập trái phép vào hệ thống mạng. Từ đó, chiếm đoạt dữ liệu hoặc làm gián đoạn hệ thống. 

lo-hong-bao-mat

Lỗ hổng bảo mật có thể tồn tại ở bất cứ đâu từ phần cứng đến phần mềm. Doanh nghiệp có thể tìm thấy lỗ hổng ở các thiết bị mạng, thiết bị IoT hay website, mã nguồn… 

2. Nguyên nhân gây ra lỗ hổng bảo mật

Có nhiều nguyên nhân gây ra lỗ hổng bảo mật và dưới đây là ba nguyên nhân chính: 

  • Lỗi phần mềm. Trong quá trình phát triển phần mềm, lập trình viên có thể vô ý tạo ra các lỗi. Các lỗi này chính là nguyên nhân khiến lỗ hổng xuất hiện. 
  • Lỗi của ứng dụng, hệ điều hành: Bản thân các ứng dụng và hệ điều hành cũng tồn tại các lỗ hổng bảo mật. Đó là lý do doanh nghiệp luôn phải cập nhật ứng dụng và hệ điều hành lên phiên bản mới nhất. 
  • Lỗi người dùng: Nhân sự chưa được đào tạo về bảo mật. Ví dụ: đặt mật khẩu yếu, click vào các đường link lạ hoặc tải về các tệp tin độc hại.

3. 8 loại lỗ hổng bảo mật

3.1. Phần mềm chưa được vá

Các lỗ hổng chưa được vá cho phép tin tặc chạy mã độc và xâm nhập vào hệ thống. Tin tặc sẽ thăm dò hệ thống mạng của doanh nghiệp để tìm ra các lỗ hổng bảo mật. Sau đó, chúng mới lên kế hoạch tấn công lỗ hổng trực tiếp hoặc gián tiếp. 

3.2. Thông tin đăng nhập yếu

Tin tặc có thể tấn công brute force để cố gắng đoán ra mật khẩu của người dùng. Khi nắm trong tay mật khẩu, chúng có thể truy cập vào các hệ thống mạng của doanh nghiệp.

3.3. Phishing, Web