An ninh mạng chủ động và an ninh mạng bị động

1. Sự khác biệt giữa an ninh mạng chủ động và an ninh mạng bị động

An ninh mạng chủ động là việc doanh nghiệp thực hiện các biện pháp bảo mật trước khi cuộc tấn công xảy ra. Việc xây dựng văn hóa an ninh mạng chủ động đồng nghĩa với việc ngăn chặn các cuộc tấn công mạng thay vì chỉ bị động phản ứng với chúng. 

Hoạt động này bao gồm: thiết lập hệ thống phòng thủ vững chắc, đào tạo nhận thức an ninh mạng cho nhân viên, lập kế hoạch đối phó với các rủi ro có thể gặp phải trong tương lai…  Trong quá trình này, đội ngũ bảo mật của doanh nghiệp sẽ chuẩn bị cách thức ngăn chặn cũng như đối phó với nhiều tình huống tấn công nhất có thể.

Như vậy, an ninh mạng chủ động giúp doanh nghiệp luôn ở thế sẵn sàng đối phó với các cuộc tấn công mạng. Ngược lại, an ninh mạng bị động là cách doanh nghiệp phản ứng trước một cuộc tấn công mạng mà không có biện pháp phòng bị nào. Trong hoàn cảnh này, doanh nghiệp hoàn toàn bất lợi. Việc phản ứng chỉ mang tính chất “dọn dẹp” hậu quả mà thôi. 

2. Ba lợi ích của việc chủ động bảo vệ an ninh mạng

Chủ động bảo vệ an ninh mạng mang lại cho doanh nghiệp ba lợi ích lớn. Cụ thể: 

2.1. Giúp doanh nghiệp nắm bắt tức thời các mối đe dọa mới từ tin tặc

Tin tặc luôn nghĩ cách để xâm nhập vào hệ thống mạng của doanh nghiệp. Chúng liên tục tạo ra các mã độc mới, tinh vi hơn và nguy hiểm hơn để thực hiện tấn công. Nếu doanh nghiệp không tự tìm hiểu về các mối đe dọa bảo mật, tin tặc sẽ luôn đi trước một bước. Việc chủ động cập nhật các kỹ thuật tấn công hay mã độc mới sẽ giúp doanh nghiệp “bắt kịp” tin tặc. Từ đó, có kế hoạch đối phó và ngăn chặn kịp thời. 

2.2. Giúp doanh nghiệp phát hiện và xử lý sớm các lỗ hổng bảo mật 

Bị động trong an ninh mạng là một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp không phát hiện ra các lỗ hổng bảo mật. Trong khi đó, tin tặc rình rập 24/7 và chỉ chờ đợi hệ thống mạng xuất hiện lỗ hổng là tấn công. Bằng cách đầu tư vào các giải pháp rà quét lỗ hổng như SecurityBox 4Network, doanh nghiệp có thể phát hiện và xử lý sớm các lỗ hổng tiềm ẩn nhiều mối đe dọa. 

2.3. Giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra 

An ninh mạng chủ động có nghĩa là dành thời gian để lập kế hoạch ngăn chặn các cuộc tấn công tiềm ẩn. Như vậy, việc này có thể giảm thiểu tối đa rủi ro mạng có thể xảy ra.  Theo một báo cáo năm 2020 từ Cyber Risk Alliance, các tổ chức có chiến lược bảo mật chủ động có ít hơn 53% các cuộc tấn công và vi phạm mạng so với các tổ chức tương tự. 

Nếu doanh nghiệp cần tư vấn thêm về bảo vệ an ninh mạng, hãy đăng ký để nhận tư vấn.