Network Security là gì? 12 biện pháp bảo mật mạng hữu ích cho doanh nghiệp

1. Bảo mật mạng (Network Security) là gì?

Bảo mật mạng là việc bảo vệ hệ thống mạng và dữ liệu không bị xâm nhập hoặc gặp bất cứ mối đe dọa nào. Đây là một thuật ngữ bao quát nói về các giải pháp phần cứng và phần mềm cũng như các quy tắc hoặc cấu hình liên quan đến việc sử dụng mạng, khả năng truy cập và ngăn chặn các mối đe dọa nói chung.

Bảo mật  mạng liên quan đến việc kiểm soát quyền truy cập, phần mềm antivirus, tường lửa, bảo mật ứng dụng và các loại bảo mật liên quan đến hệ thống mạng (bảo mật web, bảo mật email, bảo mật mạng không dây)…

2. Lợi ích của việc bảo mật mạng

Bảo mật mạng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ dữ liệu của doanh nghiệp và khách hàng. Khi dữ liệu được an toàn, doanh nghiệp mới có thể vận hành liên tục và trơn tru. Khách hàng và đối tác cũng yên tâm và tin tưởng hơn khi biết doanh nghiệp mình hợp tác đầu tư vào bảo mật mạng. 

Hiện nay, có thể thấy tình trạng thường gặp ở các doanh nghiệp bị tấn công mạng là dữ liệu bị rò rỉ, hoạt động bị đình trệ và uy tín bị giảm sút. Hậu quả là khách hàng “quay lưng”, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng. 

Để hạn chế rủi ro tấn công mạng, doanh nghiệp cần xây dựng chính sách và thực hiện các biện pháp bảo mật mạng phù hợp. Chúng đảm bảo rằng ngay cả khi các cuộc tấn công mạng không may xảy ra, tác động mà doanh nghiệp phải gánh chịu cũng ở mức tối thiểu.

3. 12 biện pháp bảo mật mạng

Dưới đây là 12 biện pháp bảo mật mạng mà doanh nghiệp nên thực hiện thường xuyên. 

3.1. Tường lửa

Tường lửa kiểm soát lưu lượng truy cập ra và vào trên hệ thống mạng. Với các quy tắc bảo mật được xác định trước, tường lửa cho phép các lưu lượng an toàn truy cập vào hệ thống mạng và chặn đứng các lưu lượng truy cập đáng ngờ nhằm loại bỏ mọi rủi ro an ninh có thể xảy ra. 

3.2. Phân đoạn mạng (Network Segmentation)

Phân đoạn mạng là việc phân loại các lưu lượng truy cập thành các nhóm khác nhau. Hoạt động này giúp việc thực thi các chính sách bảo mật trở nên dễ dàng hơn. Lý tưởng nhất là phân loại mạng dựa trên nhận dạng điểm cuối, không chỉ đơn thuần là địa chỉ IP. Doanh nghiệp có thể cấp quyền truy cập dựa theo vai trò và vị trí… của từng nhân viên. Từ đó, có thể hạn chế được lưu lượng truy cập gây nguy hiểm cho hệ thống mạng. 

3. Kiểm soát quyền truy cập (Access Control)

Để ngăn chặn rủi ro bảo mật từ tin tặc, hệ thống mạng cần nhận ra mọi người dùng và mọi thiết bị đang truy cập. Với những người dùng hoặc thiết bị đáng ngờ, doanh nghiệp có thể chặn truy cập hoặc chỉ cấp quyền truy cập hạn chế. Quá trình này gọi là kiểm soát quyền truy cập mạng (Network Access Control).

4. Mạng truy cập từ xa VPN 

Các doanh nghiệp sử dụng VPN để giúp người dùng từ xa kết nối an toàn đến mạng riêng của tổ chức. Thông thường, VPN truy cập từ xa sử dụng IPsec hoặc SSL để xác thực kết nối giữa thiết bị và mạng. Tính riêng tư và tính toàn vẹn của thông tin nhạy cảm được đảm bảo thông qua xác thực đa yếu tố, quét tuân thủ điểm cuối và mã hóa tất cả dữ liệu được truyền đi. 

5. Bảo mật email 

Bảo mật email thường tập trung vào việc bảo vệ các điểm yếu xuất phát từ con người. Bằng cách sử dụng phương thức tấn công phi kỹ thuật, tin tặc đánh lừa người nhận email và dụ họ đến các trang web chứa phần mềm độc hại. Hoạt động bảo mật email giúp doanh nghiệp phát hiện các email giả mạo, ngăn chặn các cuộc tấn công, kiểm soát các thư gửi đi để tránh rò rỉ dữ liệu.

6. Ngăn chặn mất dữ liệu (Data Loss Prevention – DLP)

Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng nhân viên của họ không gửi thông tin nhạy cảm ra bên ngoài. Với công nghệ và chính sách của mình, DLP có thể ngăn người dùng tải lên, chuyển tiếp hoặc thậm chí in thông tin quan trọng theo cách không an toàn.

7. Hệ thống ngăn chặn xâm nhập (Intrusion Prevention Systems – IPS)

Công nghệ IPS có thể phát hiện hoặc ngăn chặn các cuộc tấn công mạng như tấn công brute force, tấn công từ chối dịch vụ (DoS) và các vụ khai thác lỗ hổng đã biết. Thông thường, khi một lỗ hổng được công bố, tin tặc sẽ cố gắng khai thác lỗ hổng đó trước khi bản vá được phát hành. Trong những trường hợp nói trên, một hệ thống ngăn chặn xâm nhập sẽ rất hữu ích trong việc ngăn chặn các cuộc tấn công này.

8. Bảo mật đám mây 

Sự phát triển của điện toán đám mây đang trở thành xu thế. Các doanh nghiệp bắt đầu lưu trữ dữ liệu và ứng dụng của mình trên đám mây để có thể làm việc ở bất cứ đâu mà không cần đến công ty. Vì vậy, hoạt động bảo mật đám mây rất quan trọng. Nó bảo vệ người dùng khỏi các mối đe dọa ở bất cứ đâu họ truy cập internet đồng thời giữ ứng dụng và dữ liệu của doanh nghiệp trên đám mây luôn được an toàn. 

9. Quản lý sự kiện và thông tin bảo mật (SIEM)

Các sản phẩm SIEM tổng hợp thông tin mà nhân viên bảo mật của doanh nghiệp cần để xác định và ứng phó với các mối đe dọa. SIEM có nhiều dạng khác nhau, bao gồm các thiết bị ảo, thiết bị vật lý và phần mềm máy chủ.

10. Bảo mật web (Web Security)

Giải pháp bảo mật web kiểm soát việc sử dụng web của nhân viên, chặn các mối đe dọa dựa trên web và từ chối quyền truy cập vào các trang web độc hại. Hoạt động bảo mật web sẽ bảo vệ cổng web của doanh nghiệp trên trang web hoặc trên đám mây. Bảo mật web cũng đề cập đến các bước doanh nghiệp nên thực hiện để bảo vệ trang web của chính mình.

11. Bảo mật không dây (Wireless Security)

Mạng không dây thường kém an toàn hơn mạng có dây. Nếu không có các biện pháp bảo mật nghiêm ngặt, việc lắp đặt một mạng LAN không dây có thể giống như việc đặt các cổng Ethernet ở khắp mọi nơi, kể cả bãi đậu xe. Để ngăn chặn bị khai thác, doanh nghiệp cần có các sản phẩm được thiết kế đặc biệt để bảo vệ mạng không dây.

12. Phân tích hành vi 

Để phát hiện hành vi mạng bất thường, trước tiên, doanh nghiệp phải biết hành vi bình thường như thế nào. Các công cụ phân tích hành vi tự động sẽ phân biệt các hành vi sai lệch so với chuẩn mực. Dựa vào đó, nhân viên bảo mật có thể xác định rõ ràng các dấu hiệu tấn công và nhanh chóng khắc phục các mối đe dọa.

Bảo mật mạng là sức mạnh để bảo vệ doanh nghiệp của bạn. Dịch vụ đánh giá an ninh mạng của SecurityBox được thiết kế để giúp doanh nghiệp thực hiện điều này. Bằng cách giám sát hệ thống mạng 24/7, các chuyên gia của SecurityBox sẽ phát hiện sớm các lỗ hổng bảo mật đang tồn tại, sau đó đề xuất cách xử lý triệt để. Như vậy, doanh nghiệp có thể loại bỏ được các mối đe dọa xuất phát từ lỗ hổng bảo mật. Ưu điểm của dịch vụ đánh giá an ninh website của SecurityBox là dịch vụ được triển khai dài hạn (cả năm thay vì chỉ vài tháng như hình thức pentest thông thường).

Cho đến nay, rất nhiều tổ chức đã sử dụng và hài lòng với dịch vụ đánh giá an ninh website của SecurityBox. Có thể kể đến các tổ chức như: ACB, PG Bank, EVN… 

Nếu doanh nghiệp cần tư vấn thêm về dịch vụ đánh giá an ninh mạng của SecurityBox, hãy đăng ký để được hỗ trợ.