Tin tặc đang nhắm mục tiêu vào trường học

Khi hầu hết các trường học đều chuyển sang hình thức học trực tuyến thì đây chính là cơ hội để tin tặc lợi dụng tấn công nhằm thực hiện các mục đích trái phép của mình. 

1. Trường học đối mặt với nhiều rủi ro an ninh khi áp dụng hình thức học trực tuyến 

Việc áp dụng hình thức học trực tuyến mang lại nhiều rủi ro về an ninh mạng cho cả học sinh và trường học. Thông tin của học sinh có thể bị đánh cắp đồng loạt. Các công trình nghiên cứu và tài liệu khoa học của nhà trường cũng có thể bị xâm phạm. Đây đều là những dữ liệu có giá trị mà tin tặc luôn nhăm nhe đe dọa. 

2. Nguyên nhân khiến hình thức học trực tuyến tiềm ẩn nhiều rủi ro 

Có ba nguyên nhân chính khiến hình thức học trực tuyến mang lại nhiều rủi ro về an ninh mạng, cụ thể: 

2.1. Sử dụng thiết bị cá nhân trong việc dạy và học trực tuyến

Với thiết bị cá nhân, người dùng thường không có thói quen cập nhật phiên bản mới cho các ứng dụng và hệ điều hành, không sử dụng phần mềm diệt virus hay tệ hơn là truy cập vào các trang web không an toàn. Những hành vi này đều vô tình gây ra các lỗ hổng bảo mật và biến họ trở thành con mồi béo bở với tin tặc. 

2.2. Các phần mềm dạy học trực tuyến có độ bảo mật không cao

Đây là vấn đề đáng lo ngại với hầu hết các trường học hiện nay. Bởi họ không thể kiểm soát được hoạt động bảo mật của nhà cung cấp. Nếu phần mềm tồn tại nhiều lỗ hổng, rủi ro các lớp học trực tuyến bị tấn công là rất cao. Thông qua những lỗ hổng này, tin tặc có thể truy cập bất hợp pháp vào các lớp học, theo dõi, truyền bá các nội dung phản cảm, lấy cắp thông tin hoặc cài đặt mã độc lên máy tính của người dùng.

2.3. Ngành giáo dục chưa chú trọng đầu tư vào an ninh mạng

Hiện nay, các biện pháp an ninh mạng tại hầu hết các trường học hiện nay vẫn còn khá yếu. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, giáo dục là ngành ít đầu tư các biện pháp phòng thủ nhất để ngăn chặn các cuộc tấn công mạng. Như vậy, khi tấn công vào trường học, tin tặc không cần nỗ lực nhiều mà vẫn có thể nhận được những khoản tiền chuộc khổng lồ từ nạn nhân. 

3. Trường học dễ trả tiền chuộc khi bị mã độc tống tiền tấn công

Theo một báo cáo của Kaspersky, 41% phụ huynh cho biết trường học của con họ đã trải qua nhiều cuộc tấn công mạng. 55% phụ huynh cho biết trường học chỉ gặp một sự cố duy nhất. Sau mỗi cuộc tấn công, 72% phụ huynh đều bày tỏ nỗi lo về việc thông tin cá nhân của con họ bị xâm phạm. Đó là lý do họ đều muốn trường học của con mình trả tiền chuộc.

Về phía trường học, vì thiếu nguồn lực liên quan đến bảo mật, họ chỉ biết cách trả tiền chuộc để giảm thiểu tác động của một cuộc tấn công mạng. Bên cạnh đó, áp lực từ phía phụ huynh cũng khiến họ phải trả tiền chuộc nhanh chóng để tránh điều tiếng của dư luận. 

Tìm hiểu thêm: Từ A-Z về mã độc tống tiền

4. Các biện pháp để tăng cường an ninh cho trường học 

Để tự bảo vệ mình trước các cuộc tấn công mạng, trường học nên chủ động xây dựng và thực hiện các biện pháp bảo mật phù hợp. Các biện pháp này nên được chia thành ba phân khúc, áp dụng cho chính trường học, học sinh, sinh viên và phụ huynh học sinh để đạt hiệu quả tối ưu.

Đối với trường học

  • Cài đặt phần mềm chống virus có bản quyền cho các thiết bị của học sinh, sinh viên.
  • Sử dụng phần mềm dạy học trực tuyến uy tín. Đảm bảo đã cập nhật phiên bản mới nhất của phần mềm. 
  • Rà quét hệ thống mạng thường xuyên với các thiết bị quản trị nguy cơ an ninh mạng như SecurityBox để có thể phát hiện và khắc phục sớm nhất các lỗ hổng đang tồn tại, giảm thiểu rủi ro bị tin tặc khai thác. 
  • Đào tạo kiến thức an ninh mạng cơ bản cho các thầy cô. Đưa ra quy định về các bước xử lý ban đầu trong trường hợp phát hiện sự cố mạng. 

Đối với học sinh, sinh viên

  • Không nhấp vào các đường link lạ hoặc tải xuống các tệp tin đáng ngờ. 
  • Đặt mật khẩu mạnh khi đăng nhập vào tài khoản học trực tuyến. 

Đối với phụ huynh học sinh

  • Giám sát thiết bị học trực tuyến của con mình. 
  • Báo cáo tức thời với giáo viên trong trường hợp phát hiện dấu hiệu bất thường. 

Nếu trường học của bạn cần tư vấn cách thức bảo mật cho hệ thống mạng, hãy để lại thông tin để nhận tư vấn miễn phí từ SecurityBox.