5 lời khuyên giúp doanh nghiệp quản lý rủi ro an ninh mạng hiệu quả

Tin tặc luôn nhăm nhe và chực chờ tấn công vào các tổ chức, doanh nghiệp. Chỉ cần doanh nghiệp để lộ sơ hở, dù là nhỏ nhất, chúng sẽ ngay lập tức khai thác nhằm xâm nhập vào hệ thống mạng. Vì vậy, để hạn chế nguy cơ bị tấn công, doanh nghiệp cần quản lý rủi ro an ninh mạng hiệu quả. Dưới đây là năm lời khuyên giúp doanh nghiệp làm tốt điều này. Hãy cùng tìm hiểu và áp dụng.

1. Áp dụng các khung an ninh mạng

Các khung an ninh mạng như ISO 27001 đưa ra các phương pháp để thực hiện đánh giá độc lập hệ thống quản lý an ninh thông tin (ISMS). Chúng có thể giúp các doanh nghiệp đối phó với các rủi ro bảo mật và nâng cao khả năng phòng thủ tổng thể.

Ngoài ISO 27001, có một số khung an ninh mạng khác như khung an ninh mạng của Viện tiêu chuẩn và công nghệ Quốc gia (NIST CSF), giúp doanh nghiệp biết được các việc làm cần thiết để giải quyết và giảm thiểu rủi ro. Trung tâm an ninh Internet (CIS) cũng xuất bản bộ giải pháp CIS Controls, bao gồm 20 biện pháp kiểm soát bảo mật quan trọng nhằm giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro bị tấn công mạng. 

2. Thiết lập danh sách/ các quy tắc đánh giá rủi ro 

Hệ thống mạng của doanh nghiệp liên tục thay đổi. Điều này được tạo ra bởi cả các thao tác nhỏ như cập nhật phần mềm hay thêm mới hoặc loại bỏ một người dùng ra khỏi hệ thống mạng. Đây chính là điều kiện để các lỗ hổng bảo mật mới xuất hiện. Doanh nghiệp cần giữ thái độ đề phòng nhằm hạn chế mọi nguy cơ có thể xảy ra. 

Khi chuẩn bị đánh giá rủi ro, các doanh nghiệp nên tuân theo danh sách dưới đây:

  • Vạch ra phạm vi đánh giá, bao gồm mọi giả định quan trọng hoặc các ràng buộc dự kiến.
  • Xác định các nguồn thông tin cụ thể sẽ được sử dụng.
  • Mô tả các tính toán rủi ro và phương pháp phân tích đang được sử dụng.
  • Đưa ra các quy định tuân thủ có ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Mỗi quy định phải có các yêu cầu riêng về đánh giá và báo cáo rủi ro.

3. Đánh giá an ninh mạng thường xuyên 

Đánh giá an ninh mạng thường xuyên cho phép doanh nghiệp nắm rõ hiện trạng an ninh mạng của mình. Cụ thể, hệ thống mạng đang ở trạng thái an toàn hay nguy hiểm, có bao nhiêu lỗ hổng đang tồn tại, mức độ nghiêm trọng ra sao, ảnh hưởng đến tình hình an ninh như thế nào… Khi các thông tin trên được làm rõ, nhân viên IT của doanh nghiệp mới có thể xử lý vấn đề và ngăn chặn triệt để các vụ tấn công mạng trong tương lai. 

Tuy nhiên, hiện nay, không phải doanh nghiệp nào cũng có nhân sự chuyên môn trong việc đánh giá an ninh mạng. Vì vậy, sử dụng dịch vụ của các đơn vị bảo mật bên ngoài đang trở thành lựa chọn của nhiều doanh nghiệp. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm kết hợp với công nghệ tiên tiến, dịch vụ đánh giá an ninh mạng của SecurityBox sẽ giúp doanh nghiệp phát hiện tức thời mọi rủi ro, đề xuất cách khắc phục hiệu quả để hạn chế mọi nguy cơ bảo mật do tin tặc gây ra. 

4. Kết hợp pentest và các công cụ rà quét để phát hiện các lỗ hổng bảo mật 

Lỗ hổng bảo mật là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc tấn công mạng. Vì vậy, việc rà quét và phát hiện lỗ hổng tức thời là vô cùng cần thiết. Để thực hiện điều này, nhiều công ty sử dụng thiết bị rà quét lỗ hổng như thiết bị rà quét lỗ hổng của SecurityBox. Ưu điểm của cách thức này là quá trình giám sát diễn ra 24/7, đảm bảo hệ thống mạng luôn được kiểm tra, rà quét liên tục. 

Tuy nhiên, quá trình giám sát hệ thống mạng chỉ bằng thiết bị có thể gặp khó khăn nếu các lỗi quá phức tạp. Lúc này, sự tham gia của các chuyên gia an ninh mạng là vô cùng quan trọng. Đó là lý do tại sao các doanh nghiệp có xu hướng kết hợp cả hoạt động pentest (kiểm thử xâm nhập). Phương pháp này cho phép các chuyên gia an ninh mạng xâm nhập hợp pháp vào hệ thống mạng để tìm ra những điểm yếu và lỗ hổng đang tồn tại. Thực hiện pentest thường xuyên là một yếu tố cần thiết để doanh nghiệp quản lý rủi ro an ninh mạng hiệu quả. 

5. Hợp lý hóa các công cụ quản lý rủi ro an ninh mạng 

Lợi ích chính của quản lý rủi ro an ninh mạng là mang đến khả năng xác định các lỗ hổng bảo mật, thậm chí là các lớp dư thừa trong các quy trình kiểm soát bảo mật. Đội ngũ nhân viên IT nên hợp lý hóa công cụ để có thể đảm bảo an ninh mạng với chi phí hợp lý nhất.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên thiết lập mục tiêu bảo mật rõ ràng. Sau đó, đánh giá một cách có hệ thống cơ sở hạ tầng an ninh hiện tại của mình so với mục tiêu vừa đặt ra. Mỗi khoản tiền được phân bổ cho các biện pháp kiểm soát an ninh phải mang lại khả năng phòng vệ mà doanh nghiệp dự đoán trước. Các công cụ dự phòng không cần thiết trong quản lý rủi ro an ninh mạng có thể được sáp nhập, loại bỏ hoặc tái cấu trúc trong doanh nghiệp.

Hy vọng năm lời khuyên trên có thể giúp doanh nghiệp quản lý rủi ro an ninh mạng hiệu quả. Nếu cần tư vấn về bảo vệ an ninh hệ thống mạng, hãy để lại thông tin để được tư vấn.