Malware là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

Malware là mối đe dọa an ninh mạng vô cùng khó lường với các tổ chức, doanh nghiệp. Vậy, bản chất malware là gì mà lại nguy hiểm đến vậy? Bài viết sau đây sẽ trả lời câu hỏi này. 

1. Malware là gì?

Malware (còn được gọi là phần mềm độc hại) là thuật ngữ chung để chỉ các chương trình hay phần mềm được thiết kế để gây hại hoặc khai thác bất kỳ thiết bị, dịch vụ hoặc hệ thống mạng nào. Tin tặc thường sử dụng malware để đánh cắp những dữ liệu có thể giúp chúng thu lợi tài chính. Dữ liệu đó có thể là dữ liệu khách hàng, thông tin đối tác cho đến bí mật kinh doanh… Bất cứ thông tin nào cũng có thể bị tin tặc đánh cắp. 

2. Tin tặc sử dụng malware để làm gì?

Tin tặc sử dụng malware nhằm đạt được các mục đích cá nhân của chúng.

  • Lừa nạn nhân cung cấp dữ liệu cá nhân để đánh cắp danh tính.
  • Đánh cắp thông tin nhạy cảm và dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp.
  • Phá hoại hoặc làm đình trệ hoạt động của hệ thống mạng. 
  • Kiểm soát nhiều máy tính, qua đó làm “bàn đạp” để tấn công từ chối dịch vụ DDoS.

3. Phần mềm độc hại lây lan như thế nào? 

Malware thường lây lan qua các phương thức sau: 

  • Qua tệp đính kèm email.
  • Qua phần mềm hoặc ứng dụng giả mạo/độc hại.
  • Qua các quảng cáo độc hại trên một trang web nào đó. 
  • Qua ổ USB bị nhiễm malware.  

4. Dấu hiệu nhận biết malware

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy thiết bị đã nhiễm malware:

  • Máy tính chạy chậm dù không chạy bất cứ phần mềm hay chương trình nào nặng.
  • Ổ cứng hoạt động quá mức, dung lượng giảm bất thường. 
  • Quảng cáo pop-up xuất hiện liên tục. 
  • Các liên kết đều bị chuyển hướng đến các trang web lạ hoặc trang web độc hại. 
  • Các thanh công cụ hoặc plugin mới được tự động thêm vào trình duyệt. 
  • Hệ thống bị ngưng trệ hoặc hiển thị màn hình xanh (với Windows).
  • Phần mềm antivirus ngừng hoạt động. 
  • Thiết bị xuất hiện yêu cầu đòi tiền chuộc từ tin tặc. 

Trong một số trường hợp, thiết bị nhiễm malware vẫn hoạt động bình thường, không có dấu hiệu bất thường nào.  

5. Các loại malware phổ biến

5.1. Virus

Loại chương trình này vô cùng nguy hiểm vì có khả năng sinh sôi, lây lan ra khắp hệ thống phần mềm, gây thiệt hại phần cứng,… với tốc độ rất nhanh. Nếu không khắc phục kịp thời, mọi thông tin, dữ liệu, thậm chí là thiết bị đều sẽ mất kiểm soát.

5.2. Worm

Hay còn được hiểu với nghĩa là con sâu và chương trình này còn độc hại hơn cả virus. Bởi Worm có thể tự sinh sôi, hoạt động mà không chịu bất kỳ sự tác động, điều khiển nào đến từ con người cả. Thậm chỉ khi đã bị “tiêu diệt” rồi thì vẫn có khả năng tự tái tạo, hoạt động lại như bình thường. Nghe khá giống với kiểu AI – trí tuệ nhân tạo.

5.3. Trojan

Một phần mềm được xây dựng như một chương trình chính chủ, hợp pháp và uy tín. Được quảng cáo và sở hữu chức năng bảo vệ, giúp máy tính tránh khỏi sự xâm nhập, tấn công của Virus. Thực chất Trojan giống như một cánh cổng mở ra và cho phép hàng triệu loại Virus khác nhau tiến công, gây hại cho máy tính. Mặc dù Trojan không có chức năng sao chép dữ liệu những lại có khả năng “hủy diệt” rất kinh khủng.

5.4. Spyware

Spyware hoàn toàn không có chức năng hủy hoại dữ liệu nhưng lại là chuyên gia theo dõi, sao chép và quan sát hoạt động của người dùng. Bất kỳ dữ liệu nào được nhập, xuất ra khỏi thiết bị đều được Spyware ghi nhận, cung cấp lại cho những kẻ gian mà không ai hay biết.

5.5. Rootkit

Kể từ khi người dùng cài đặt phần mềm này vào thiết bị, Rootkit ngay lập tức tấn công và tước quyền quản trị. Khi này các tin tắc có thể tự do truy cập trái phép, vượt qua được bất cứ “bức tường bảo vệ” nào một cách dễ dàng. Đánh cấp dữ liệu, theo dõi hành vi người dùng một cách ung dung mà không có bất kỳ cảnh báo lỗi hệ thống nào diễn ra.

5.6. Ransomware

Ngăn bạn truy cập vào thiết bị và mã hóa dữ liệu, sau đó buộc bạn phải trả tiền chuộc để lấy lại chúng. Ransomware được xem là vũ khí của tội phạm mạng vì nó thường dùng các phương thức thanh toán nhanh chóng bằng tiền điện tử.

6. Cách phòng tránh malware

Để ngăn chặn và hạn chế tối đa rủi ro malware xâm nhập, doanh nghiệp nên khuyến cáo nhân viên thực hiện theo các hướng dẫn sau đây:

  • Cảnh giác khi truy cập các trang web lạ. 
  • Hạn chế nhấp vào các pop-up xuất hiện khi đang lướt web. 
  • Không nên click vào các đường link lạ hoặc tải xuống các tệp tin đáng ngờ. 
  • Không nên tải các phần mềm, ứng dụng ở trên các website không đáng tin cậy.
  • Cập nhật phiên bản mới nhất cho ứng dụng, phần mềm hay hệ điều hành đang sử dụng. 
  • Sử dụng giải pháp quản trị nguy cơ an ninh mạng như SecurityBox để bảo vệ hệ thống mạng.

Giải pháp SecurityBox sẽ rà quét 24/7 nhằm phát hiện sớm nhất các lỗ hổng mạng – con đường để mã độc xâm nhập vào hệ thống. Từ đó, doanh nghiệp có thể tiến hành xử lý và khắc phục kịp thời, hạn chế mọi rủi ro bảo mật do tin tặc gây ra. Giải pháp SecurityBox được chia thành SecurityBox 4Website (dành cho hệ thống website) và SecurityBox 4Network (dành cho hệ thống mạng nội bộ).

<iframe loading=”lazy” title=”[SecurityBox] Giải pháp Quản trị Nguy cơ An ninh mạng toàn diện cho doanh nghiệp” width=”640″ height=”360″ src=”https://www.youtube.com/embed/eAZ0X8B4NyY?start=2