Tình hình an ninh mạng một số nước châu Á năm 2022

Năm2022, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và xung đột Nga – Ukraine, tình hìnhquốc tế trở nên căng thẳng, các cuộc tấn công mạng có chủ đích gia tăng, khônggian mạng đã trở thành một lĩnh vực của cạnh tranh địa chính trị. Trong bốicảnh quản trị không gian mạng toàn cầu thay đổi nhanh chóng, khu vực châu Ángày càng đóng vai trò quan trọng hơn. Nhiều quốc gia châu Á không ngừng nângcao năng lực quản trị mạng trong nước và tham gia tích cực vào cạnh tranh khônggian mạng toàn cầu.

Những thách thức chính về an ninh mạng mà châu Á đối mặt

Trong thời gian dịch COVID-19 bùng phát, làm việc từ xa trở nên thường xuyên hơn, kéo theo đó với việc nhiều dữ liệu bị lộ lọt; các mối đe dọa an ninh mạng gia tăng; số lượng công cụ tấn công, quy mô tấn công tiếp tục mở rộng; khả năng che giấu nguồn gốc, mức độ thiệt hại tăng lên. Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Singapore và các nước châu Á khác đã trở thành mục tiêu tấn công của tin tặc, dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế và xã hội, khiến cho tình hình an ninh mạng ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Lộ lọt dữ liệu xảy ra thường xuyên: Báo cáo điều tra vi phạm dữ liệu năm 2022 do công ty Verizon công bố chỉ ra rằng ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, có rất nhiều vụ việc bị tấn công mạng, cả tấn công kỹ thuật và tấn công phi kỹ thuật, trong đó tấn công sử dụng mã độc tống tiền là nguy cơ chính gây ra các vụ rò rỉ dữ liệu. Ví dụ như trong tháng 3/2022, công ty Samsung Electronics (Hàn Quốc) đã bị tấn công bởi nhóm tin tặc Lapsus$ khiến 150GB dữ liệu bị tiết lộ công khai.

Mã độc tống tiền liên tục xuất hiện: Với sự phát triển nhanh chóng của mạng 5G, điện toán đám mây, dữ liệu lớn và các công nghệ khác, mã độc tống tiền liên tục biến đổi và nâng cấp, phương thức tấn công cũng ngày càng phức tạp. Theo “Báo cáo về xu hướng tấn công mạng năm 2022” do hãng bảo mật Check Point công bố ngày 4/8/2022, cho thấy tấn công mã độc tống tiền là đe dọa số một trong danh sách các nguy cơ an ninh mạng năm 2022. Tất cả các khu vực đều trải qua sự gia tăng các cuộc tấn công như vậy, dẫn đầu là châu Á – Thái Bình Dương (12% tổ chức so với 4% trong nửa đầu năm 2021). Do bị thúc đẩy bởi lợi ích kinh tế nên tấn công tống tiền đã thu hút nhiều nhóm tội phạm mạng hơn.

Báo cáo “The 2022 Thales Data Threat Report” (do 451 Research, một chi nhánh của S