Báo điện tử VOV và hàng loạt trang báo điện tử khác bị tấn công mạng

Chỉ vài ngày sau khi báo điện tử VOV bị tấn công từ chối dịch vụ DDoS, báo điện tử Pháp Luật TP. HCM, báo Thanh Niên, báo Sài Gòn Giải Phóng cũng trở thành nạn nhân của chiến dịch tấn công mạng này.

1. Chi tiết sự cố VOV bị tấn công mạng

Theo VOV, vụ tấn công bắt đầu từ ngày 12/6, khi toàn bộ các nền tảng mạng xã hội của báo trên Google, Facebook bị comment tiêu cực, spam đe dọa…. Trên Google Maps, ứng dụng VOV bị đánh giá 1*.

Từ sáng 13/6, việc truy cập vào địa chỉ vov.vn rất chập chờn. Đến 13h cùng ngày, báo điện tử VOV bị tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) làm tràn băng thông. Người đọc không thể truy cập trong nhiều giờ sau đó.

Đến nay đội ngũ kỹ thuật cũng đã khắc phục những tấn công trên nền tảng mạng xã hội của báo. Google cũng đã hỗ trợ đưa thứ hạng VOV trở về 4,4* như ban đầu.

2. Ngay sau sự cố của VOV, hàng loạt trang báo điện tử khác bị tấn công mạng

Ngay sau khi vụ tấn công vào báo điện tử VOV xảy ra, báo điện tử Pháp Luật TP.HCM cũng trở thành nạn nhân của tin tặc. Cụ thể, vụ tấn công xảy ra vào chiều 15/6 khiến trang báo điện tử plo.vn chập chờn. Từ khoảng 17 giờ và 19 giờ cùng ngày, nhiều người đọc đã không thể truy cập vào trang báo này. Đến khoảng 20h30, báo điện tử plo.vn đã hoạt động trở lại bình thường. Kết quả điều tra cho thấy, vụ tấn công này tương tự vụ tấn công vào báo điện tử VOV. Theo đó, tin tặc cũng tấn công DDoS gây nghẽn và tràn băng thông.

Cũng trong chiều 15/6, Báo Thanh Niên cho biết trang báo điện tử của cơ quan này đã bị tấn công mạng dẫn đến gián đoạn truy cập trong khoảng 40 phút. Báo Sài Gòn Giải Phóng cũng xác nhận website của báo gặp tình trạng truy cập chập chờn. Đơn vị này đang kiểm tra để xử lý sự cố.

Các vụ tấn công mạng diễn ra liên tiếp cho thấy rủi ro mất an toàn an ninh của các trang báo điện tử đang tăng mạnh. Theo SecurityBox, chiến dịch tấn công này chắc chắn sẽ không dừng lại ở đó. Đơn vị chủ quản của các báo điện tử nên cẩn trọng để tránh rơi vào tình trạng này. 

3. Hậu quả các trang báo điện tử phải gánh chịu khi bị tấn công mạng

Các vụ tấn công mạng nói trên không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh mà còn gây thiệt hại nặng nề về mặt tài chính của các trang báo điện tử. Bởi chi phí khắc phục để đưa website trở lại hoạt động bình thường không hề nhỏ. Đó là chưa tính đến khoản thu nhập quảng cáo bị mất do website gián đoạn hoạt động. Trong trường hợp của báo điện tử VOV, website bị ngưng trệ trong hai ngày 13.06 và 14.6. Con số thiệt hại ước tính có thể lên tới hàng trăm triệu đồng.

4. Giải pháp nào giúp các trang báo điện tử ngăn chặn triệt để rủi ro bị tấn công?

Như đã phân tích, tin tặc rất có thể sẽ tiếp tục tấn công vào các báo điện tử khác. Vì vậy, các trang báo điện tử dù quy mô lớn hay nhỏ cũng đều nên thực hiện các biện pháp phòng vệ để bảo vệ chính mình. 

Dịch vụ đánh giá an ninh website của SecurityBox sẽ giúp tổ chức làm điều này. Với sự tham gia của các chuyên gia an ninh mạng giàu kinh nghiệm, SecurityBox sẽ kiểm tra và giám sát website 24/7. Từ đó, SecurityBox tìm ra các lỗ hổng cũng như điểm yếu của website để khắc phục. Ưu điểm của dịch vụ này so với pentest là thời gian triển khai dài hạn. Dịch vụ thường kéo dài từ một năm trở lên để đảm bảo website được giám sát và bảo vệ liên tục. 

Rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp lớn đã sử dụng và hài lòng với dịch vụ đánh giá an ninh website của SecurityBox. Có thể kể đến các đơn vị như: PG Bank, 1Pay, ACB, EVN…

Nếu doanh nghiệp muốn tìm hiểu thêm về dịch vụ, hãy để lại thông tin để nhận tư vấn miễn phí. 

Nguồn tin: VNExpress