Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

Thế giới đang chứng kiến một sự thay đổi lớn về hình thái hoạt động theo cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trẻ em, những công dân tương lại của kỷ nguyên số, được sinh ra trong thời kỳ phát triển và chấp nhận internet thành một phần tất yếu của cuộc sống. Tuy nhiên, đây cũng là đối tượng dễ tổn thương khi hoạt động trên Internet. Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng không chỉ là mối quan tâm của mỗi gia đình, mà trở thành bài toán chung của các cấp, tổ chức, chính phủ trên thế giới.

Theo báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững và Tổ chức cứu trợ trẻ em Quốc tế tại Việt Nam tại các thành phố lớn trên toàn quốc, Việt nam có đến 96,9% trẻ sử dụng mạng internet. Cứ 3 trẻ em thì có 2 trẻ có thể kết nối trực tuyến, trẻ có thể tiếp cận internet qua các thiết bị như điện thoại, máy tính của cá nhân, của người thân, ở trường và ngoài quán internet.

Trẻ sử dụng Internet chủ yếu để học tập, nghiên cứu chiếm tỷ lệ 83,1%; 71,5% trẻ em sử dụng internet để xem phim, nghe ca nhạc; Việc xem các chương trình giải trí, đọc tin tức của trẻ chiếm 70,9%. Bên cạnh đó, trẻ em còn sử dụng internet để giao lưu, kết nối bạn bè chiếm 71,2% và mục đích chơi trò chơi điện tử, trực tuyến lên tới 58,7%.

Tuy nhiên, một tình trạng đáng báo động là riêng năm 2018 Việt Nam có hơn 706.000 báo cáo hình ảnh xâm hại trẻ em, chỉ đứng sau Indonesia trong khu vực. Trong thời gian giãn cách xã hội do đại dịch Covid-19, số lượng cuộc gọi tới tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 gia tăng đáng kể. Nhiều phụ huynh bày tỏ băn khoăn, lo lắng về việc bảo đảm an toàn khi trẻ em sử dụng các thiết bị công nghệ truy cập mạng trong thời gian dài.

Vì vậy, Tạp chí An toàn thông tin (ATTT) tổ chức Toạ đàm trực tuyến “Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng” với sự góp mặt của ông Tô Hồng Nam, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD