Đào tạo nguồn nhân lực an toàn thông tin trong bối cảnh mới (phần 1)

Con người, quy trình và công nghệ là ba yếu tố liên quan mật thiết với nhau và cũng chính là lời giải cho bài toán đảm bảo an toàn thông tin của các tổ chức/doanh nghiệp. Trong đó, yếu tố con người được coi là then chốt, quyết định trong việc đảm bảo an toàn thông tin.

Theo khảo sát năm 2020 của tổ chức Chứng chỉ bảo mật hệ thống thông tin quốc tế, lực lượng nhân sự an toàn, an ninh mạng thế giới đã tăng 25% trong năm 2020 với 3,5 triệu người, tuy nhiên, tính trên phạm vi toàn cầu vẫn thiếu hơn 3 triệu chuyên gia bảo mật. Đáng lưu ý, khu vực châu Á – Thái Bình Dương thiếu hụt trầm trọng khoảng 2 triệu chuyên gia.

Tại Việt Nam, đến hết năm 2020, nhân sự lĩnh vực an toàn, an ninh mạng hiện có 50.000 người, trong khi ước tính đến hết năm 2021 sẽ cần khoảng 700.000 nhân lực lĩnh vực này. Thống kê cho thấy Việt Nam đang thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực về an toàn, an ninh mạng.

Xây dựng đội ngũ chuyên gia về an toàn, an ninh mạng chất lượng cao được xem là một trong những trụ cột vững chắc để bảo đảm nền tảng an toàn, an ninh mạng quốc gia cũng như đòn bẩy, thúc đẩy tiến tới Chính phủ điện tử, Chính phủ số, xã hội số.

Chính vì vậy, Tạp chí An toàn thông tin (ATTT) tổ chức Toạ đàm trực tuyến “Đào tạo nguồn nhân lực an toàn thông tin trong bối cảnh mới” với sự góp mặt của ông Nguyễn Hữu Hùng, Giám đốc Học viện Kỹ thuật mật mã (KTMM) và ông Trần Đăng Khoa, Trưởng phòng Quy hoạch và Phát triển, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT