Hệ lụy từ việc phụ huynh đập điện thoại, đăng Facebook khi phát hiện con xem nội dung xấu

Nguy cơ trẻ bị bắt nạt trên mạng vì cách hành xử của phụ huynh

Câu chuyện một vị phụ huynh đăng lên trang Facebook cá nhân kể chuyện con mình bị dụ dỗ, lôi kéo tham gia nhóm xấu, xem hình ảnh độc hại đã gây xôn xao dư luận trong những ngày vừa qua. Bất ngờ và bức xúc trước sự việc, người mẹ này đã đập nát điện thoại của con và chia sẻ câu chuyện lên mạng xã hội để cảnh báo các bậc phụ huynh khác.

CyberPurify là doanh nghiệp công nghệ đang cung cấp tiện ích bổ sung giúp phát hiện và chặn lọc 15 loại nội dung độc hại với trẻ em trên các trình duyệt Google Chrome, Safari, Firefox, Microsoft Edge. Trao đổi với ICTnews, bà Nguyễn Phương Thanh Trúc, đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành CyberPurify cho rằng, cách hành xử của vị phụ huynh kể trên có thể đưa đến một số hệ lụy, ảnh hưởng tiêu cực đến người con trong tương lai. 

Hệ lụy từ việc phụ huynh đập điện thoại, đăng Facebook khi phát hiện con xem nội dung xấu
Bà Nguyễn Phương Thanh Trúc, đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành CyberPurify.

Hệ lụy đầu tiên có thể kể đến là nguy cơ bị bắt nạt trên mạng. Những gì người dùng đăng tải, chia sẻ trên mạng sẽ tồn tại vĩnh viễn trên Internet dù người dùng có xoá ngay tức thì, vì vậy cậu bé trong câu chuyện mang rủi ro rất cao bị bạn bè, cộng đồng mạng phê phán, phán xét kéo dài đến nhiều năm sau đó, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của cậu.

Bên cạnh đó, phản ứng của vị phụ huynh cũng có thể khiến cho cậu con trai cảm thấy không được tôn trọng quyền riêng tư. Việc truy cập điện thoại của con cho thấy người mẹ chưa tôn trọng quyền riêng tư của con, hơn thế còn đưa thông tin riêng tư đó chia sẻ lên mạng xã hội. “Qua quan sát của chúng tôi, hiện vẫn còn rất nhiều phụ huynh mang tư tưởng vì mình mua cho con máy tính, điện thoại nên mình được toàn quyền kiểm tra khi muốn”, bà Nguyễn Phương Thanh Trúc chia sẻ.

Ngoài ra, cách hành xử có phần tiêu cực của người mẹ cũng đưa đến rủi ro rạn nứt mối quan hệ với trẻ. Gia đình cần là nơi mà con có thể tìm về đến sự an toàn, thân thuộc, thấu hiểu. Qua việc này, bản thân cậu bé có thể sẽ trở nên bí mật hơn, ít chia sẻ với cha mẹ hơn. Theo nghiên cứu, các trẻ em trở nên bí mật, ít chia sẻ với cha mẹ lại có rủi ro cao hơn bị ảnh hưởng nặng nề bởi các nội dung độc hại trên mạng.

Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, đại diện Cục An toàn thông tin, Bộ TT