Lỗ hổng bảo mật – miếng mồi ngon trong mắt tin tặc

1. Lỗ hổng bảo mật – miếng mồi ngon trong mắt tin tặc 

Vào năm 2011, Sony đã phải hứng chịu vụ tấn công mạng nhắm vào hệ thống Playstation Network (PSN) của họ. Hậu quả là thông tin của 100 triệu người dùng đã bị tin tặc đánh cắp, bao gồm tên khách hàng, tên tài khoản, địa chỉ khách hàng và số tài khoản ngân hàng. Vụ tấn công xuất phát từ một lỗ hổng bảo mật trong hệ thống mạng của Sony. Tin tặc đã lợi dụng lỗ hổng này để tấn công DDoS với quy mô lớn. 

Những sự cố an ninh mạng lớn nhất trong 10 năm qua

Sau vụ tấn công, Sony bị kiện và bị phạt 250.000 bảng Anh vì không bảo vệ được thông tin cá nhân của người dùng. Một số nguồn tin khác còn cho rằng Sony đã phải chi trả 15 triệu USD để bồi thường cho những người bị ảnh hưởng. 

Sự cố của Sony chỉ là một trong hàng trăm vụ tấn công mạng bắt nguồn từ lỗ hổng bảo mật xảy ra mỗi năm. Như vậy, có thể thấy, lỗ hổng bảo mật đang là miếng mồi ngon trong mắt tin tặc. Theo một thống kê của Cybersecurity Venture, tin tặc đã gây thiệt hại 6.000 tỷ USD trên toàn cầu chỉ trong năm 2021. Con số này ước tính sẽ lên đến hơn 10.000 tỷ USD vào năm 2025.

2. Startup hay doanh nghiệp tỷ đô cũng đều tồn tại các lỗ hổng bảo mật 

Tại Việt Nam, theo thống kê, năm 2020, thiệt hại do virus máy tính gây ra đã đạt kỷ lục mới, vượt mốc 1 tỷ USD. Năm 2021, các lỗ hổng bảo mật càng gia tăng khi nhiều tổ chức, doanh nghiệp buộc phải mở hệ thống ra Internet để nhân viên có thể truy cập và làm việc từ xa trong bối cảnh dịch bệnh.

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể tồn tại lỗ hổng bảo mật. Hệ thống mạng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tiềm ẩn rất nhiều lỗ hổng. Nguyên nhân là do họ còn lơ là trong công tác bảo mật của mình. Họ luôn nghĩ rằng, tin tặc sẽ chỉ nhắm mục tiêu vào các doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp lớn có nhiều tài nguyên và tài chính để chúng khai thác. Tuy nhiên, họ không biết, việc tấn công các doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là bàn đạp để chúng có thể xâm nhập vào các doanh nghiệp lớn hơn. 

Với các doanh nghiệp lớn, mặc dù họ khá đầu tư vào hoạt động an ninh của mình, nhưng việc lỗ hổng tồn tại vẫn có thể xảy ra. Bởi hệ thống mạng của các doanh nghiệp lớn thường có sự thay đổi liên tục. Chỉ cần một thiết bị mới được thêm vào là lỗ hổng đã có thể xuất hiện. Đó là lý do giải thích tại sao các doanh nghiệp tỷ đô như Sony, Target, Marriott… vẫn trở thành nạn nhân của tấn công mạng. 

3. Giải pháp nào bảo vệ an ninh mạng cho doanh nghiệp?

Để bảo vệ an ninh mạng, các doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược bảo mật dài hạn theo sát đặc thù hoạt động. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chuẩn hoá các quy trình đáp ứng an toàn thông tin như quy trình phòng tránh, quy trình xử lý, điều tra và đối phó với sự cố. 

Doanh nghiệp cũng nên thường xuyên triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức, trang bị kỹ năng đảm bảo an toàn, an ninh mạng cho toàn bộ đội ngũ nhân viên. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường vin vào lý do điều kiện tài chính hạn hẹp mà bỏ qua việc đầu tư cho an ninh mạng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp đã phải trả giá đắt cho sự chủ quan này. 

Các chuyên gia khuyến nghị, thời điểm bắt đầu gây dựng công ty là giai đoạn tốt nhất để xây dựng văn hoá bảo mật. Doanh nghiệp cũng cần kiểm soát an ninh trong suốt vòng đời phát triển và triển khai sản phẩm bằng cách áp dụng các tiêu chuẩn, trang bị kiến thức ATTT cho đội ngũ phát triển, vận hành ứng dụng và kiểm soát các tiện ích được cung cấp bởi bên thứ ba.

Giải pháp an ninh mạng toàn diện cho doanh nghiệp

Ngoài các biện pháp trên, doanh nghiệp cần trang bị một giải pháp an ninh mạng toàn diện để ngăn chặn các mối đe dọa đang nhắm tới mình. Giải pháp quản trị nguy cơ an ninh mạng SecurityBox 4Network sẽ giúp doanh nghiệp làm điều này. 

Với tính năng rà quét 24/7, SecurityBox 4Network sẽ phát hiện và cảnh báo mọi lỗ hổng bảo mật đang tồn tại trên hệ thống. Các lỗ hổng này chính là sơ hở để tin tặc lợi dụng xâm nhập và đánh cắp dữ liệu. Sau khi đã gửi cảnh báo, SecurityBox 4Network sẽ đề xuất phương án khắc phục cho từng lỗ hổng để quản trị viên có thể xử lý kịp thời.

Báo cáo về tình hình an ninh mạng cũng được cập nhật hàng tuần và hàng tháng để quản trị viên có thể điều chỉnh kế hoạch bảo mật cho phù hợp. Như vậy, với SecurityBox 4Network, doanh nghiệp có thể yên tâm vận hành mà không cần lo lắng về các mối đe dọa xung quanh. 

Nếu doanh nghiệp cần tư vấn thêm về SecurityBox 4Network, hãy để lại thông tin để được hỗ trợ.