Rò rỉ thông tin doanh nghiệp trong quản lý thuế – Trách nhiệm thuộc về ai?

1. Nguy cơ rò rỉ thông tin trong quản lý thuế 

Hiện nay, dữ liệu được coi là một trong số những tài sản quý giá nhất đối với doanh nghiệp; đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh dựa trên nền tảng kinh tế số như các sàn thương mại điện tử.

Dữ liệu là tài sản quan trọng với mọi doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử. Việc rò rỉ thông tin sẽ gây ra tổn thất lớn không chỉ về tài chính mà còn về uy tín của thương hiệu. 

Khi khai báo thuế, các doanh nghiệp đều được yêu cầu phải cung cấp thông tin ra bên ngoài. Điều này khiến họ nảy sinh nhiều lo lắng như cơ chế bảo mật thông tin chống lại sự tấn công từ bên ngoài như tin tặc hay cơ chế quản lý dữ liệu nội bộ để tránh việc đánh cắp thông tin từ bên trong.

Đọc thêm: Hậu quả khi doanh nghiệp mất dữ liệu

2. Trách nhiệm thuộc về ai?

Vừa qua, Bộ Tài chính đã cân nhắc bổ sung quy định về cơ chế xác định lỗi khi phát hiện trường hợp rò rỉ dữ liệu như dữ liệu được truyền qua nhiều bên, từ doanh nghiệp đến Tổng cục Thuế rồi chuyển về các cơ quan thuế địa phương. Trong quá trình đó, dữ liệu có thể bị rò rỉ ở bất kỳ khâu nào, kể cả từ phía doanh nghiệp.

Do vậy, cơ chế xác định lỗi cần được xác định là, xác định lỗi xuất phát từ doanh nghiệp hay từ cơ quan thuế. Áp dụng cơ chế với bản dữ liệu người bán mà doanh nghiệp chuyển sang cho cơ quan thuế có thể được sửa đổi một chút so với bản gốc để đánh dấu. Điểm đánh dấu này sẽ là căn cứ để xác định lỗi từ phía nào. Khi đã xác định được lỗi ở đơn vị nào thì việc tiếp theo là xác định ai là người chịu trách nhiệm tại đơn vị đó.

3. Giải pháp phòng chống rò rỉ thông tin của doanh nghiệp

Trước các rủi ro đang nhắm vào dữ liệu của doanh nghiệp, cả cơ quan thuế và doanh nghiệp cần có các biện pháp để ngăn chặn tin tặc hành động. 

3.1. Đào tạo nhận thức cho nhân viên về bảo mật dữ liệu 

Importance Of Cyber Security Training In Organization

Nhân viên được coi như tuyến phòng ngự phía trước khi nhắc đến vấn đề bảo mật trong công ty, doanh nghiệp. Vì vậy, việc hướng dẫn, đào tạo kiến thức cơ bản cho nhân viên về bảo vệ dữ liệu là vô cùng cần thiết.

3.2. Sử dụng mật khẩu mạnh cho các tài khoản quan trọng

Giống như một cuốn từ điển chứa các mật khẩu, hacker có thể dùng công cụ tự động soi và rà quét con số, chữ, ký tự trong cuốn từ điển sau đó sẽ phá vỡ mật khẩu, xâm nhập vào hệ thống. Tốt nhất, bạn nên sử dụng nhiều mật khẩu khác nhau có chứa cả ký tự, chữ, và số. Ngoài ra, bạn có thể bảo mật bằng 2 lớp mật khẩu thông qua việc xác nhận bằng sms và email.

3.3. Mã hóa dữ liệu quan trọng

Mã hóa là một công cụ bảo mật tuyệt vời. Giả sử nếu như bạn để quên hoặc làm mất usb, ổ đĩa ở đâu đó, nhưng bạn đã mã hóa dữ liệu, file của mình rồi thì không ai có thể hack được.

3.4. Sao lưu dữ liệu quan trọng

The Inconvenient Truth About Your Eight-Character Password

Doanh nghiệp nên sao lưu dữ liệu trên các nền tảng đám mây Cloud, Dropbox… Bên cạnh đó, hãy thường xuyên kiểm tra những dữ liệu đã sao lưu để đảm bảo rằng khi bạn cần dùng tới thì có thể mở ra được.

3.5. Xây dựng chính sách bảo mật riêng của mình

Xây dựng chính sách bảo mật riêng là yếu tố quan trọng. Ví dụ: yêu cầu phân cấp với hệ thống thông tin. Trong đó có quy định về phân quyền truy cập thông tin, yêu cầu đăng nhập khi truy cập và có bản ghi các lần đăng nhập.

3.6. Sử dụng giải pháp bảo mật dữ liệu

Các lỗ hổng bảo mật trên website, hệ thống, ứng dụng của doanh nghiệp thường là những mối đe dọa nguy hiểm nhất. Hơn bao giờ hết, doanh nghiệp của bạn cần có nhiều lớp công nghệ bảo mật trên tất cả các thiết bị khác nhau như máy tính, máy chủ , điểm đầu và điểm cuối của mạng.

Giải pháp quản trị nguy cơ an ninh mạng được SecurityBox phát triển nhằm giải quyết mọi khó khăn của doanh nghiệp trong vấn đề bảo vệ an ninh mạng cho webiste hay mạng nội bộ của doanh nghiệp.

SecurityBox sẽ đóng vai trò là một người giám sát hệ thống mạng nội bộ, hệ thống website của doanh nghiệp. SecurityBox giúp doanh nghiệp có được cái nhìn trực quan về điểm mạnh, điểm yếu và cả các nguy cơ an ninh mạng tồn tại trong mạng lưới đó. Ngoài ra, SecurityBox còn đề xuất cách khắc phục lỗ hổng để tổ chức có thể tự xử lý. Khi các lỗ hổng đã được xử lý hoàn toàn, tổ chức có thể yên tâm vì đã ngăn chặn được con đường chính mà tin tặc sử dụng để xâm nhập vào đánh cắp dữ liệu. 

Nếu tổ chức của bạn có nhu cầu tư vấn về an ninh mạng, vui lòng điền thông tin để nhận được hỗ trợ!