“Sập bẫy” lừa cộng tác trên sàn TMĐT vì muốn kiếm tiền nhanh

Chị Nguyễn Hương (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, gần đây liên tục nhận được các tin nhắn mời gọi tuyển dụng và cộng tác kiếm tiền từ các nền tảng TMĐT. Là một người thường sử dụng và mua sắm trên Internet, chị Hương cho biết điều này không chỉ gây phiền hà mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

“Các tin nhắn từ những thương hiệu tôi hay sử dụng như TikTok, Shopee… liên tục dội vào điện thoại trong thời gian gần đây, chủ yếu là qua iMessage. Mình là người có kinh nghiệm nên có thể phòng tránh được, nhưng thực sự sẽ nguy hại cho những người thiếu kinh nghiệm”, chị Hương nói.

Không chỉ chị Hương, nhiều người dùng phản ánh gặp tình trạng tương tự. Các tin nhắn, cuộc gọi có nội dung mời gọi tuyển dụng cộng tác viên tham gia sàn TMĐT để kiếm thêm thu nhập với số tiền hấp dẫn. Các đối tượng thường mạo danh sàn TMĐT lớn nhằm tạo uy tín và lôi kéo người dùng click vào đường link kèm theo.

'Sập bẫy' lừa cộng tác trên sàn TMĐT vì muốn kiếm tiền nhanh
Tin nhắn mạo danh Shopee lừa đảo người dùng

“Xin chào, mình là giám đốc marketing của Shopee, hiện tại cửa hàng Shopee tuyển số lượng lớn nhân viên chuyên đặt hàng để nâng cao số lượng giao dịch và thứ hạng của cửa hàng. Chỉ cần có kinh nghiệm mua sắm trực tuyến, mỗi ngày bạn có thể dễ dàng kiếm 800.000 đồng bằng điện thoại di động và tiền lương sẽ được quyết toán ngay trong ngày”, một người dùng chia sẻ tin nhắn mạo danh nhận được trên điện thoại.

Trước tình trạng trên, Shopee vừa phải gửi cảnh báo tới người dùng về chiêu trò này. Sàn TMĐT thông báo: “Thời gian gần đây, xuất hiện một (số) tổ chức, cá nhân mạo danh Shopee mời người dùng đăng ký làm cộng tác viên/bán hàng tại Shopee với mức thu nhập cao. Đối tượng lừa đảo sẽ tiếp cận bạn thông qua: tin nhắn, cuộc gọi, các nhóm chat, trang mạng xã hội,…”. Sàn TMĐT đồng thời cảnh báo người dùng không thực hiện giao dịch và cung cấp bất cứ thông tin nào bên ngoài ứng dụng và website chính thức.

'Sập bẫy' lừa cộng tác trên sàn TMĐT vì muốn kiếm tiền nhanh
Người dùng cuối luôn là “mắt xích” yếu nhất trong hoạt động an toàn thông tin. Ảnh minh họa: Internet

Theo ghi nhận từ hệ thống phân tích chia sẻ và nguy cơ của Công ty An ninh mạng Viettel trong năm 2021 cho thấy các tấn công phishing vào Việt Nam đã tăng lên gấp 3 lần so với năm trước đó với khoảng 6.000 các website giả mạo, lừa đảo. Hacker sử dụng nhiều phương thức, thậm chí cả công cụ đặc thù để phát tán tin nhắn giả, lừa đảo tới người dùng. Các cuộc tấn công của tội phạm mạng liên tục nhắm vào hạ tầng số lĩnh vực ngân hàng tài chính, giáo dục, giao thông vận tải…

Mới đây, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC)  – Cục An toàn thông tin, Bộ TT