Telegram hứng chịu “đại tấn công DDoS” từ Trung Quốc do biểu tình ở Hồng Kông

Trung Quốc tấn công Telegram nhằm ngăn chặn biểu tình ở Hồng Kông

Mới đây, Telegram, một trong những ứng dụng nhắn tin được mã hóa phổ biến nhất hiện nay đã nhanh chóng ngoại tuyến đối với hàng trăm ngàn người dùng trên toàn thế giới sau một cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS) mạnh mẽ vào hệ thống máy chủ.

Người sáng lập Telegram Pavel Durov tiết lộ rằng cuộc tấncông chủ yếu đến từ các địa chỉ IP đặt tại Trung Quốc. Rất có khả năng Chính phủnước này đứng đằng sau vụ việc nhằm phá hoại những người biểu tình Hồng Kông.

Kể từ tuần trước, hàng triệu người dân Hồng Kông đã tiến hànhđấu tranh thông qua các cuộc biểu tình nhằm phản đối các nhà lãnh đạo chính trịcủa họ về đề xuất sửa đổi luật dẫn độ, cho phép một người bị bắt ở Hồng Kông đốimặt với phiên tòa ở các nơi khác, bao gồm Trung Quốc đại lục.

Nhiều người coi đó là mối đe dọa nghiêm trọng đối với các quyền tự do công dân của lãnh thổ và pháp quyền.

Hàng triệu người dân Hồng Kông tham gia vào các cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ mới được đưa ra

Tại sao Telegram bị tấn công?

Nguyên nhân khiến Telegram bị tấn công quy mô lớn trong nhữngngày gần đây được cho là bắt nguồn từ việc nhiều người ở Hồng Kông hiện đang sửdụng dịch vụ nhắn tin được mã hóa của Telegram nhằm tránh bị theo dõi. Trong đó,rất đông những người biểu tình đã dùng ứng dụng này để liên lạc và cảnh báo chonhau về các hoạt động liên quan.

Theo Telegram, công ty đã nhận được “Hàng nghìn nghìn tỷ(GADZILLIONS) yêu cầu rác”, gây ra sự tạm ngưng hoạt động của máy chủ từviệc xử lý các yêu cầu hợp lệ. Theo đánh giá từ Telegram, với quy mô tấn công vôcùng lớn như vậy, chỉ có thể được thực hiện bởi một quốc gia, và khi truy xuất địachỉ IP, nó thuộc về Trung Quốc.

Những điều rút ra từ lịch sử

Người sáng lập Telegram ông Pavel Durov cũng cho biết, trong lịch sử, tất cả các cuộc tấn công DDoS quy mô lớn (200-400 Gb/s rác) mà Telegram trải qua đều trùng khớp thời gian với các cuộc biểu tình ở Hồng Kông. Trường hợp lần này cũng không phải ngoại lệ.  

Thêm vào đó, rõ ràng là một cuộc tấn công DDoS không liênquan gì đến bảo mật dữ liệu được lưu trữ trên các máy chủ được nhắm mục tiêu, màchủ yếu nhằm đưa dịch vụ sang trạng thái ngoại tuyến thật sự trùng khớp với nhữngmong muốn của phía Trung Quốc ở các khu vực đang có bất ổn chính trị.

Dẫu vậy, Telegram vẫn khẳng định mặc cho tình trạng ngoại tuyến, phía công ty vẫn luôn đảm bảo an toàn cho dữ liệu người dùng.

THN